Người Chăm đào giếng.
Ở Làng Nam Ô còn tồn tại vài cái giếng của người Chăm đào mà không biết có từ khi nào? chỉ biết quốc gia này thành lập từ năm 192 đến năm 1832, từ Quảng Bình đến Bình Thuận và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.
Nghĩa là họ có quốc gia trước khi Ngô Quyền phá quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc thành lập nhà NgôTrước khi đào giếng, người Chăm đã tỉ mẩn lựa từng viên đá tổ ong cứng chắc, mang ra phơi ngoài mưa nắng càng lâu thời gian càng tốt để đủ độ lì rồi mới bắt tay vào đào giếng.
Đào đến lúc gặp được mạch nước ngầm vọt lên thì người xưa thường lấy một khung gỗ chắc chắn bằng gỗ lim, kích thước vuông, tròn tùy theo kiểu dáng của giếng để đặt vào tầng dưới cùng, gần đáy giếng nhất.Tri thức dân gian này được các cụ cao niên trong làng giải thích rằng nhằm giữ cho thành giếng không bị lún sụt và kéo dài được tuổi thọ của giếng.
Tiếp đến người ta lần lượt xếp từng lớp đá tổ ong theo vòng, từ dưới lên trên. Theo thước tấc của người Chăm thì miệng giếng phải bảo đảm cao hơn mặt đất tầm nửa mét.Nước giếng quanh năm tiết ra từ kẽ hở của đá tổ ong nên lúc nào cũng mát lành và xanh trong.
Ngày nắng hạn cũng như mùa mưa lũ mực nước trong giếng vẫn giữ mức ổn định, luôn luôn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nguồn cơn ngọt mát tự nhiên của người dân.
Gần nhà bạn có giếng Chăm không?